Bún cá Châu Đốc – món ngon đặc sản gắn liền với người dân Khmer

bun-ca-dac-san-an-giang

Bún cá Châu Đốc được biết đến là một trong những món ăn đặc sản nổi tiếng của vùng An Giang. Ai đến đây mà không thử qua món đặc sản Châu Đốc bún cá thì không khác gì chưa từng đến An Giang. Trải nghiệm thực tế món bún cá mới hiểu hết cái cái vị ngọt thanh của nước dùng được nấu từ nguyên liệu bí truyền cùng với miếng cá vàng ươm của màu nghệ tươi của món ăn mệnh danh đặc sản.

Hôm nay, hãy cùng Đặc sản quê tui khám phá nét độc đáo của món bún cá nhé!

Vài nét về món Bún cá Châu Đốc

Tô bún cá nhìn bên ngoài tuy đơn giản, nghe thì có vẽ dễ nấu nhưng khi trải nghiệm rồi mới cảm nhận hết được sự độc đáo, hài hòa và cầu kỳ của những nguyên liệu có trong món ăn này. 

Được biết đến là một trong những món ăn dân dã đặc sản nổi tiếng khắp nơi trên cả nước với hương vị độc đáo, không lẫn vào đâu được. Bạn sẽ bất ngờ khi món bún cá này được người Khmer khi vào Việt Nam, giữ lại nét độc đáo món ăn của nước bạn Campuchia, và họ ở lại vùng An Giang này. Dần về lâu, món bún cá được biến tấu để phù hợp mùi vị người Việt và rồi trở thành một trong những món ăn không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của người dân ở đây. 

bun-ca-chau-doc
Bún cá Châu Đốc có nguồn gốc từ người dân Khmer

Không chỉ với vẻ ngoài hấp dẫn, tô bún cá Châu Đốc không với vẻ ngoài hấp dẫn mà còn mang hương vị một lần nếm thử vạn lần khó quên. Bắt mắt người dùng với màu vàng óng ánh từ nước dùng, những lát cá sau khi được xào qua với nghệ tươi và bông điên điển, ăn kèm với rau sống tươi ngon. Màu xanh tươi mát của những loại rau ăn kèm khi cho vào với màu vàng bún cá trở nên hài hòa, hấp dẫn và khó cưỡng khiến bạn sẽ muốn nếm thử ngay.

Điểm làm nên sự nổi bật của món Bún cá Châu Đốc

Nguyên liệu chính gốc miền Tây

Nấu cháo không thể thiếu gạo cũng như món bún cá Châu Đốc không thể nào thiếu được nguyên liệu làm nên hồn món ăn là cá lóc. Sau khi lựa được phần cá ngon, bạn có thể rửa sạch, cắt bỏ phần vây và làm sạch ruột. Có thể dùng chanh và muốn chà sạch nhớt rồi rửa lại dưới nước lần nữa. Quan trọng của việc làm cá là giữ độ tươi ngon và không bị tanh khi chế biến món ăn. Món ăn sẽ ngon hơn nếu bạn dùng cá lóc đồng bởi khi ăn sẽ tươi, chắc thịt và vị ngọt hơn so với cá nuôi.

Nguyên liệu quan trọng không kém là củ ngải bún. Củ ngải bún gần giống với củ nghệ tươi tuy nhiên sẽ có mùi thơm nhẹ chứ không nồng. Sau khi làm sạch sẽ được nghiền với một ít nghệ tươi rồi cho vào khăn để vắt lấy phần nước cốt. Ngải bún không chỉ giúp món bún cá Châu Đốc thêm thơm ngon, dậy mùi bún mà còn giúp khử đi mùi tanh của cá lóc. Một bật mí nhỏ từ các đầu bếp chuyên nghiệp chia sẻ, ngải bún là một trong những loại gia vị rất phổ biến ở Campuchia.

bun-ca-dac-san-chau-doc
Nguyên liệu nấu bún cá khá cầu kỳ nhưng mang nét đặc sắc của vùng Tây Nam Bộ

Khi nấu bún cá, để tạo nên hương vị đậm đà đặc trưng của nước dùng người đầu bếp không thể thiếu nguyên liệu mắm ruốc. Tuy nhiên, đây là một trong số nguyên liệu cần sơ chế kĩ lưỡng để giữ lại hương vị thơm ngon vốn có. Mắm ruốc sẽ được bọc trong lá và đem lên nướng trên bếp than đỏ cho đến khi nghe được mùi thơm thì được. Sau đó, phần mắm sẽ được lấy ra cho vào rây để lượt bớt cặn rồi mới nêm nếm cho vào phần bún cá.

Bún cá Châu Đốc ngon nhất nếu ăn kèm nhiều loại rau sống miền Tây như bông điên điển, bắp chuối và rau nhút. Nước mắm ớt cay hay muối ớt là hai gia vị ưa chuộng khi ăn kèm món bún. Miếng cá thấm đều gia vị nước lèo, chấm mắm cay là trải nghiệm vị giác khiến bạn nhớ mãi về món bún này.

Nước dùng chuẩn gu Bún cá Châu Đốc

Để chuẩn bị phần nước dùng chuẩn vị đặc sản Châu Đốc, cho 20g sả, 20g nghệ, 30g ngải bún cho vào cối và giã nhuyễn. Cho 400ml nước dừa tươi, 1 lít nước lọc và hỗn hợp đã giã nhuyễn và ngải bún vào nồi nấu nước dùng. Lưu ý khi nấu phải để lửa vừa. 

Khi nước sôi, cho cá lóc đã sơ chế vào nồi, nấu cá chín vớt ra và để nguội tránh tình trạng cá quá chín làm nát phần thịt cá, mất độ ngon của cá. Dùng vợt lưới vớt hết phần nghệ, sả, ngải bún để ra ngoài. Cho thêm 10g mắm khuấy đều trong 30ml nước, sau đó cho vào nồi nước lèo. 

Bạn nên nêm nếm thêm hạt nêm, muối, đường phèn,… sao cho vừa miệng. Cho thêm ít sả băm, hành tím và tỏi vào nồi để tăng hương vị. Vậy là nồi nước dùng chuẩn gu bún cá Châu Đốc đã hoàn thành, nổi bật với màu vàng ươm hút mắt cùng mùi vị khó cưỡng.

Trọn vẹn từ nhìn đến vị

Thưởng thức món bún cá Châu Đốc không chỉ bởi hương vị thơm ngon khó tả của phần nước lèo, vị tươi ngon của phần thịt cá, chính bởi sự chỉnh chu trong khâu trang trí đã tạo nên món ăn trọn vẹn từ nhìn đến vị. Với lượng bún vừa đủ, đặt phía trên là thịt cá, nguyên liệu ăn kèm, rau sống, chan nước dùng nóng hổi đủ khiến bạn mê đắm. 

Cái mùi đặc trưng của mắm, của ngải bún kèm màu vàng tươi của nghệ, hòa quyện vào nhau tạo nêm món bún cá Châu Đốc – An Giang. Một số quán khi ăn món ăn này còn ăn kèm với hột vịt lộn, thịt heo quay hay đầu cá lóc, trước khi gọi món bạn có thể hỏi nhân viên để được tư vấn nhé.

bun-ca-an-giang
Bún cá có thể ăn kèm với hột vịt lộn

Không hổ danh là một trong đặc sản An Giang trứ danh, Bún cá Châu Đốc sẽ khiến bạn ăn một lần là nhớ mãi. Đi du lịch không chỉ là ngắm cảnh, phải thử ngay một tô bún cá nếu có dịp đến Châu Đốc – An Giang để cảm nhận được trọn vẹn văn hóa ẩm thực của vùng miền Tây sông nước có 1 0 2 này nhé.

Chia sẻ
Web5K - Thiết kế website giá rẻ chuẩn seo

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi