Bánh cống Cao Lãnh

Theo nhiều nguồn tài liệu, món ăn này có xuất xứ từ miền sông nước Nam Bộ, mà cái nôi là tỉnh Sóc Trăng với truyền thống gần 100 năm. Khi đến với thành phố Cao Lãnh, bánh cống đã trở thành hương vị khó quên, níu chân biết bao du khách trong và ngoài tỉnh.

Vì sao lại có tên gọi Bánh cống? Các chủ quán lý giải rất đơn giản vì dụng cụ đổ cái bánh này nhìn giống hình cái cống tròn, nhỏ hơn miệng ly uống cà phê đá, có tay cầm khoảng 20- 30cm.

Loại bánh này thu hút mọi người bởi sự kết hợp hài hòa giữa nhân bánh và sự giòn thơm của vỏ bánh bên ngoài. Vỏ bánh được làm từ bột gạo trộn với bột mì, còn nhân bánh là sự kết hợp của đậu xanh đã luộc chính, tôm, trứng vịt, khoai môn, củ hành tây rồi nêm nếm da bánh sao cho vừa ăn. Mọi nguyên liệu sau khi chuẩn bị xong thì cho vào khuôn và để vào chảo dầu đun sôi, canh cho đến khi bánh chín vàng đều và tỏa mùi thơm lừng. Một chiếc bánh cống ngon là kết quả không chỉ của sự kỹ lưỡng các nguyên liệu làm bánh, mà còn là sự nhạy bén ở khâu chiên bánh. Để có những chiếc bánh cống  màu vàng óng thơm lừng, rất khó ở giai đoạn canh lửa, phải canh làm sao cho cái bánh vàng vừa tới, không được nhạt quá mà cũng không được sẫm màu vì như thế sẽ gây ra cảm giác đắng khi ăn. 

Ăn loại bánh này thì không thể thiếu nước mắm và rau sống để làm giảm đi độ béo của đậu xanh và dầu mỡ. Nước mắm pha thêm chút ớt, tỏi, anh, đường và dưa chua tạo nên sự hòa quyện độc đáo. Còn rau sống thì không thể bỏ qua rau diếp cá, xà lách, rau thơm, cải xanh, húng lủi. Những loại rau này ngâm với nước đá và ít muối để diệt khuẩn, khi ăn vớt ra và kèm với bánh cống sẽ có hương vị đặc trưng.

Một miếng bánh cống được quấn bởi một lớp rau, chấm vào chén nước mắm không khỏi làm người ăn suýt xoa và lưu luyến. Bánh không chỉ ngon mà giá cả cũng rất bình dân đúng như đặc trưng của nó.

Đặc sản quê tui

Chia sẻ
Web5K - Thiết kế website giá rẻ chuẩn seo

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi