Bánh đa vừng – Đặc sản Hà Tĩnh thưởng thức một lần nhớ mãi

banh-da-vung

Đến với Hà Tĩnh, người ta khó lòng không thưởng thức bánh đa vừng. Trước đây loại bánh này là quà vặt dành cho trẻ con nhưng sau đó lại trở thành đặc sản Hà Tĩnh. Vậy bánh đa vừng có gì đặc biệt đến thế?

Món bánh đa vừng với hương vị khó quên

Bánh đa vừng nhìn bề ngoài giống bánh tráng nhưng được phủ một lớp vừng đen nhánh. Chiếc bánh đa vừng có kích thước nhỏ nhắn, chỉ vừa một chiếc đĩa. Khi nướng lên, hương vị của vừng đen hòa cùng với vị cay nồng của tiêu, tỏi tạo nên thức hương thơm khó quên, đi sâu lòng người. 

banh-da-vung-ha-tinh
Thưởng thức hương vị khó quên của bánh đa vừng

Chỉ cần bẻ một miếng, nhai trong miệng sẽ cảm nhận được sự giòn rụm, như tan ra trong miệng. Vị ngậy của mè đen hòa cùng vị ngọt của bột gạo và những gia vị đặc trưng khác hoà quyện, tạo nên vị ngon không có ở bất cứ đâu khác ngoài tại Hà Tĩnh.

Nguyên liệu làm nên bánh đa vừng thơm ngon

Điểm khác biệt nhất của bánh đa vừng Hà Tĩnh so với những nơi khác đến từ gạo. Hai nguyên liệu chính tạo ra đặc sản Hà Tĩnh là gạo và vừng. Người làm phải lựa chọn thứ gạo mới, ngon, không pha lẫn sắn hay ngô thì mới thơm và phồng lên khi bánh chín. Gạo sau khi được sàng kỹ, vo nước thật sạch rồi cho vào nước lạnh trong 4 đến 5 tiếng.

Sau khi gạo đã mềm, người ta cho vào cối xay xay nhỏ thành bột. Bánh tráng vừng Hà Tĩnh dùng vừng đen đặc trưng. Hạt vừng cũng được chọn lựa kỹ lưỡng, phải đen tròn, mẩy và đều hạt thì khi ăn mới rõ được độ bùi và ngậy trong miệng.

Sự công phu trong từng công đoạn tạo nên bánh đa vừng nức tiếng

Để làm ra đặc sản Hà Tĩnh, bánh đa vừng, người làm phải thực sự khéo léo, đặc biệt công đoạn công phu nhất để làm ra loại bánh này là phải tráng bánh cho thật mỏng. Có lẽ vì vậy, người dân Hà Tĩnh thường gọi bánh đa vừng là bánh tráng. 

Người dân khi tráng bánh cần dùng một cái nồi, cho nước lạnh vào bên trong và dùng vải buộc kín nồi. Bên cạnh đó là thanh tre dẹt và mỏng để lấy được bánh khi bánh chín vừa tới. Mỗi lần lấy bánh xong, người ta sẽ thả bánh vào ống nước lạnh để bánh không bị dính vào thanh tre. 

banh-da-vung-dac-san
Công đoạn làm ra bánh đa vừng đòi hỏi sự khéo léo

Sau khi đã chuẩn bị xong xuôi, người làm bắc nồi lên bếp. Khi bếp đã sôi, dùng gáo múc bột đổ lên trên vải và thêm một nhúm vừng đen rắc lên trên. Sự khéo léo được thể hiện ở chỗ người ta phải nhanh tay tráng đều lớp bột thật mỏng thành hình tròn chỉ trong vài giây. 

Sau khi bánh chín, dùng thanh tre luồn vớt bánh ra và trải trên vỉ bằng tre. Người Hà Tĩnh thường tráng bánh vào những ngày trời nắng to để nhanh khô và bánh cũng sẽ ngon hơn. Việc rắc tỏi thái nhỏ, tiêu, bột ngọt thế nào là bí quyết riêng của người dân Hà Tĩnh.

Để nướng bánh đa vừng chín và có hương vị thơm ngon hơn, người ta thường sử dụng bếp than. Sau khi bếp than đỏ rực, người ta cho bánh lên bếp, vừa hơ bánh vừa quạt. Công đoạn này tưởng đơn giản nhưng thực chất khá cầu kỳ. Người quạt phải làm sao để hạt vừng vừa đủ chín mà không bị quá cháy hay bị sượng. 

Thưởng thức món bánh đa vừng đúng vị Hà Tĩnh

Có nhiều cách khác nhau để thưởng thức bánh đa vừng đúng vị. Đặc sản quê tui xin chia sẻ những cách thưởng thức món ăn này được nhiều người ưa chuộng nhất. Thông thường, người ta hay ăn bánh đa vừng chấm với nước mắm tỏi, ớt. Hoặc bạn cũng có thể nhâm nhi bánh đa vừng trước khi khai tiệc bàn nhậu. Vị ngọt, thơm bùi và miếng bánh giòn tan trong miệng chắc chắn sẽ khiến bạn nhớ mãi.

banh-da-vung-ha-tinh
Món bánh đa vừng đen có thể ăn kèm với rất nhiều món khác nhau

Nhiều du khách cũng hay thưởng thức đặc sản Hà Tĩnh với hến xào, ốc, gỏi bắp,… Hoặc đôi khi cũng có thể ăn bánh đa vừng cùng phở, cháo. Người ta thường nói rằng bánh đa vừng mang theo sự dân dã nhưng đậm đà như chính con người Việt Nam vậy.

Ghé thăm Hà Tĩnh mua bánh đa vừng ở đâu?

Bạn có thể tìm thấy đặc sản Hà Tĩnh – bánh đa vừng ở bất cứ khu chợ lớn, nhỏ nào tại Hà Tĩnh. Từng chiếc bánh đa vừng dường như đã trở thành thức quà thân thuộc, không thể thiếu của người dân. 

Bánh đa vừng nổi tiếng nhất tại mảnh đất này có thể kể đến như: nhưng nổi tiếng ngon thì phải kể đến bánh đa huyện Lộc Hà, bánh đa chợ Nhe (Can Lộc), bánh đa chợ Trổ (Đức Thọ),… Giá thành cũng rất rẻ, chỉ khoảng 5000 đồng.

Bánh đa vừng sau khi mua về nên bảo quản ở nơi khô thoáng để cất được lâu. Thi thoảng trong mâm cơm, có thể đem ra thưởng thức cùng với gia đình.

Nhắc tới đặc sản Hà Tĩnh, bánh đa vừng chắc chắn là món quà dân dã, giản đơn nhưng bất cứ ai thưởng thức một lần đều không thể quên. Nếu bạn có dịp ghé thăm mảnh đất miền Trung này, thì đừng quên thưởng thức hương vị bánh đa vừng thơm ngon nhé!

Chia sẻ
Web5K - Thiết kế website giá rẻ chuẩn seo