Khám phá món bánh ú đặc sản Vĩnh Long

banh-u-ngon-dac-san

Miền tây xưa đến nay nổi tiếng với nhiều khu du lịch sinh thái thú vị mà còn gây thương nhớ cho ai đến đây khi thử qua vô số những món ăn dân dã thử là ghiền. Điểm đến lần này sẽ là Vĩnh Long, một trong những nơi có món bánh ú thần sầu, món bánh đặc sản Vĩnh Long thơm ngon mà bạn không thể bỏ qua.

Bánh ú Vĩnh Long có đặc biệt?

Không quá cầu kỳ, cũng không quá phức tạp, các nguyên liệu cần thiết để thực hiện món ăn đặc sản Vĩnh Long này rất dễ tìm mua. Nhìn về tổng quan, bánh ú sẽ gồm 2 phần chính: lớp vỏ bao bọc bên ngoài được gói bằng lá chuối Xiêm và phần nhân bên trong của bánh. Bánh ú có phần nguyên liệu cũng tương tự như món bánh tét gồm nếp, nước cốt dừa, thịt tươi, trứng vịt muối,… được sơ chế sau đó kết hợp và gói lại.

Về nguyên liệu cơ bản cả bánh tét và bánh ú khá giống nhau nhưng điểm khác rõ rệt nhất là về cách gói của hai món bánh này. Bánh tét trong cách nhìn xưa nay được ví như trụ trời nên thường được gói thành những đòn bánh thuôn dài, hình trụ. Còn bánh ú được gói dạng khuôn như hình tam giác, người gói khéo léo tạo ra 3 góc hình chóp đều, cách gói này khác giống bánh giò nhưng yêu cầu sự thẩm mỹ cao.

banh-u-vinh-long-ngon
Bánh ú Vĩnh Long gây ấn tượng bởi hình dáng nhỏ, dễ dùng

Cả hai món bánh khi ăn cũng mang đến trải nghiệm hương vị khác nhau, bánh tét thường có phần nhân ít, có thể nhân ngọt hay mặn đều được, còn bánh ú sẽ có phần nhân nhiều hơn nhưng khi ăn không hề bị ngấy mà vẫn cảm nhận sự đậm đà. Nếu bạn để ý, những món bánh dân dã miền Tây thoạt nhìn rất dễ làm nhưng để tạo nên cái hương vị vốn cả và cả cách gọi bánh đẹp mắt đòi hỏi tay nghề cao, sự khéo léo của người làm bánh.

Cách tạo nên món bánh ú chuẩn miền Tây

Ngâm nếp và đậu

Một chiếc bánh ú Vĩnh Long ngon sẽ được quyết định bởi nếp và đậu. Để tăng độ thơm ngon của phần nếp cũng như tạo màu sắc bắt mắt bạn có thể dùng nước lá dứa để ngâm với nếp. Lá dứa khi mua về, rửa sạch để ráo bớt nước rồi cắt thành khúc vừa cho vào máy xay nhuyễn thêm 1 – 2 bát nước là được. Chỉ dùng phần nước cốt, có thể dùng khăn hay khay để lọc lấy nước. Tiếp theo, cho phần nếp đã vo sơ ra thay và trộn với nước cốt lá dứa thêm 1 lít nước sạch. Ngâm trong vòng 8 tiếng để nếp nở và ngấm nước lá dứa rồi cho ra rổ để ráo nước.

Phần đậu xanh cũng làm tương tự, sau khi đãi sạch loại bỏ bụi bẩn, ngâm đậu xanh trong nước sạch, cho nước đến sấp mặt trên đậu, ngâm từ 2 – 3 tiếng cho đậu nở mềm rồi vớt ra ráo nước.

Sơ chế nguyên liệu

Thịt heo: Với khoảng 500gr thịt ba chỉ, sau khi rửa và làm sạch, cắt thành những miếng đày độ 1 lóng tay. Hành tím lột bỏ vỏ và băm nhuyễn, cho ra chén. Bạn có thể ướp thịt (500gr thịt) theo tỷ lệ tương tự như sau: 2 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng bột ngọt, 1/2 muỗng tiêu, 1/2 muỗng muối, 1/2 muỗng hạt nêm trộn đều với hành tím đã băm nhuyễn. Nếu kết hợp thêm tôm tươi cũng rửa sạch rồi cho vào trộn chung với phần thịt heo.

banh-u-ngon-vinh-long
Nguyên liệu của bánh ú chủ yếu là nếp, đậu, trứng, thịt mỡ

Xào nếp: Nên sử dụng chảo chống dính, cho 300gr phần nước cốt dừa thêm 1 muỗng canh và 1 muỗng nhỏ muối vào và khuấy đều. Sau đó, cho hết phần nếp đã được ngâm vào chảo với hỗn hợp trên và sào đảo đều tay với lửa vừa khoảng 10 – 15 phút.  Canh cho nước cốt dừa ngấm vào nếp và tạo thành phần nếp bánh sền sệt, hơi dính là được. 

Muốn cho ra thành phẩm bánh ú đặc sản Vĩnh Long thơm ngon, tròn vị đòi hỏi sự nêm nếm, kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu. Để làm sao khi hoàn tất, phải giữ được mùi thơm tự nhiên của nếp, vị tươi ngọt của tôm, thịt,… và đảm bảo đủ vị, vừa ăn khi kết hợp với các gia vị quen thuộc. 

Gói bánh ú Vĩnh Long

Lá được dùng để gói bánh ú thường là lá chuối tươi, phần tán to, khi mua về bạn rửa sạch dùng khăn lau khô nước ở hai mặt lá. Sau đó cắt lá chuối thành  những hình vuông sao cho có lá lớn và lá nhỏ. Xếp phần lá lớn ở phía dưới, đặt lá nhỏ bên trên sao cho sóng lá hơi xéo so với lá lớn.

Dùng tay tạo lá chuối thành hình phễu cho lần lượt 2 nếp, 1 đậu xanh rồi dàn trải đều, nén làm sao cho thật chặt  lớp đậu và nếp lại với nhau. Tiếp tục cho thêm phần nhân gồm trứng vịt ( có thể cắt trứng ra cho vừa với độ to của bánh), 1 miếng thịt đã sơ chế, thêm lần lượt 1 muỗng đậu xanh, 2 muỗng nếp. Dàn trải và nén thật chặt để khi nấu phần nhân bánh không bị rời ra.

goi-dac-san
Bánh ú được gói dạng hình chóp rất xinh xắn

Để tạo hình bánh ú, phần lá phía trên miệng phễu gặp hai bên ép sắt cạnh bánh, dùng các lá thừa bên ngoài gói vòng xung quanh theo dáng bánh đã tạo ta sẽ có chiếc bánh ú Vĩnh Long có khối tam giác cân đều đẹp mắt. Cuối cùng, dùng dây chuối hoặc dây nilon cột chặt, vòng dây lần lượt theo các cạnh tam giác canh sao cho khoảng cách đều, cân đối là được

Nấu bánh

Chuẩn bị nồi nước to lên bếp, đun sôi nước, cho hết phần bánh ú đã gói hoàn chỉnh vào, canh nước vừa nhỉnh hơn lớp bánh trên cùng, luộc liên tục đến khi bánh chín mềm khoảng 4 – 5 tiếng. Bạn lưu ý thường xuyên kiểm tra bánh và châm nước, đảm bảo sao cho phần nước phải ngập bánh để bánh chín đều. 

dac-san-vinh-long
Thưởng thức bánh u khi bánh nguội hẳn sau nấu sẽ ngon hơn, dẻo hơn.

Bánh ú sau khi nấu xong, nên treo hoặc cho vào rổ để ráo nước. Bánh sau khi chín sẽ có màu xanh non của lá dứa, mùi rất thơm và dễ ăn. Phần vỏ bánh dẻo ngon kết hợp với phần nhân đậu bùi bùi, béo của thịt tôm và trứng vô cùng hấp dẫn.

Thế mới hiểu tại sao bánh ú lại trở thành đặc sản Vĩnh Long được nhiều thực khách xa gần yêu thích. Mùi vị đặc trưng của bánh khi thưởng thức mới cảm nhận hết độ ngon của món bánh truyền thống người miền Tây. Nếu có dịp đến Vĩnh Long, bạn nhất định không được bỏ lỡ món bánh thần sầu này, phải thử qua và mua về làm quà cho người thân, bạn bè nhé.

Chia sẻ
Web5K - Thiết kế website giá rẻ chuẩn seo

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi