Bánh cốm sữa Phan Thiết – Đặc sản nhất định mua về làm quà

com_sua_phan_thiet

Về Phan Thiết – Bình Thuận, mà không thử ngay món bánh cốm sữa ngọt dịu, giòn tan, mùi hương sữa nhẹ nhàng, thì đúng là tiếc hùn hụt. Tuy những miến bánh Phan Thiết không đi vào áng văn chương như bánh cốm Hà Nội nhưng vẫn làm nao lòng du khách gần xa. Tại bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về loại đặc sản trứ danh này nhé!

Giới thiệu về bánh cốm sữa

Bánh cốm sữa là loại đặc sản của vùng đất Phan Rang, Phan Thiết. Nếu như trước đây bánh chỉ được làm dịp Tết thì giờ đã trở thành thức quà quen thuộc hàng ngày cho mọi gia đình. 

Không khó bắt gặp hình ảnh những túi bánh cốm bán ở các trạm dừng chân, theo dọc các cửa hàng bên đường khi đến Phan Thiết. Nhờ vậy mà du khách phương xa lại có thêm món quà nhỏ gói ghém về cho người thân bạn bè sau chuyến đi.

com-sua
Bánh cốm sữa món ăn đặc sản tại Bình Thuận 

Những lý do bánh cốm sữa được yêu thích

Hình ảnh du khách gần xa đến Phan Thiết khi ra về còn không quên mua vài túi bánh cốm để làm quà rất đỗi quen thuộc. Từ đó, bạn có thể thấy được món ăn này thật sự rất được lòng nhiều người từ già trẻ, gái trai. Bởi lẽ chúng có những đặc trưng riêng biệt như:

Hương vị độc đáo của bánh cốm sữa

Không giống như hương vị của bánh cốm Hà Nội dẻo thơm, bánh cốm Bình Thuận mang hương vị giòn tan, béo ngọt không lẫn vào đâu được. Vì đây là đặc sản Phan Thiết – đặc sản Bình Thuận. Cốm sữa được làm từ lúa nếp, sữa, đường và gừng, ăn vào ngọt dịu, giòn tan, hòa với vị cay cay của gừng thấm dần trong miệng. Ngoài ra, ngày nay bánh cốm còn thêm sữa và hương vị sầu riêng được cắt thành khối nhỏ vừa ăn. 

banh-com-sua-phan-thiet
Bánh Cốm được cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn 

Cũng chính vì hương vị rất riêng đó mà bánh cốm sữa Bình Thuận được nhiều người yêu thích. 

Bánh cốm sữa – hương vị Mũi Né quen thuộc 

Người người yêu thích cốm sữa không chỉ vì hương vị rất riêng mà còn bởi vẻ đẹp thiêng liêng trong bánh cốm sữa. Với người dân Mũi Né đây là một thức quà không thể thiếu vào dịp tết âm lịch hằng năm, niềm tự hào của người dân. 

Đối với họ, đây không chỉ là một món ăn mà còn là tinh hoa văn hóa. Cũng chính vì mang hương vị, nét đẹp Mũi Né cho nên du khách thập phương ghé về đây đều muốn tìm mua bằng được bánh cốm sữa, như là mang một chú hương vị, chút gì đó Mũi Né mang về. 

Cách làm bánh cốm sữa

Bánh cốm sữa hay còn được gọi là bánh hộc, được làm từ gạo nếp rang lên với đường sến dứa gừng. Cách làm bánh cốm sữa tuy không quá cầu kỳ nhưng cần rất nhiều công đoạn. 

Chuẩn bị nguyên liệu: 

Bánh cốm được làm với đường cát, bạn cũng có thể làm với đường tán. 

Nguyên liệu cho thêm có thể là gừng và dứa để bánh thơm ngon hơn.

Gừng lột vỏ, rửa sạch để ráo nước rồi mang đi giã vừa nát. Trái thơm gọt vỏ, bỏ mắt, xắt từng miếng nhỏ, mỏng. 

Tiến hành làm bánh cốm sữa:

Công đoạn làm nước đường: 

Bước 1: Cho đường lên bếp lửa để thắng với tỷ lệ: 10 kg đường bằng 2 chén nước trộn với 8kg nổ. Lúc thắng đường, vắt một trái chanh cho vào để khỏi lại đường. 

Bước 2: Khi đường sôi, dùng đũa nhấc kéo lên thành sợi thì tắt bếp. Cho thêm gừng và dứa vào, đợi nguội hẳn rồi đổ vào thau nổ, trộn đều khoảng 20-30 phút rồi bắt đầu công đoạn đóng cốm.

Công đoạn đóng cốm: 

Công đoạn đóng cốm không phức tạp nhưng đòi hỏi tay nghề cao, khéo léo.

Bước 1: Trước khi đóng khuôn, cần đong trọng lượng cốm bao nhiêu là vừa, đổ vào khuôn, đóng. Công việc này thường dành cho những thanh niên trai tráng, họ dùng sức đẩy cây đòn tay dài, ấn mạnh xuống hộc cốm. 

Bước 2: Sau khi cho lượng cốm vào khuôn hộc tạo hình vuông vức, dùng tay nhấn xuống, đưa ra khỏi hộc, tiếp tục đóng các hộp khác.

Công đoạn phơi cốm: 

Tiếp đến là phần phơi cốm. Từng hộc để đều trong một cái nia tre lớn, đem phơi 1-2 lần nắng cho cốm thật khô. Lúc phơi, họ chuẩn bị những tấm vải mùng để phủ lên các nia, tránh bụi bặm, ruồi nhặng.

banh-com-sua-phan-thiet
Phơi cốm trên nia lớn dưới ánh nắng mặt trời 

Công đoạn đóng bao bì:

Cốm đã phơi khô, đưa sang giai đoạn đóng gói bao bì. Động tác nhanh nhẹn, đôi tay khéo léo, cắt giấy vừa vặn với hộc cốm để gói thật thẳng nếp.

Ăn cốm sữa đúng cách

Hương vị bánh cốm sữa thơm ngon đến vậy nhưng nếu bạn thưởng thức đúng cách, hương vị còn tuyệt vời gấp bội. Để tăng thêm vị ngon bạn có thể thử kết hợp với những đồ uống, món ăn sau.

Thưởng thức với trà 

Còn thú vị gì hơn khi nhâm nhi một tách trà nóng bên miếng bánh cốm sữa giòn tan. Hương vị cay cay của gừng, ngọt nhẹ ở cuống họng hòa tan cùng nước trà thơm nồng nàn.

com-sua
Thưởng thức bánh cốm với trà nóng 

Dùng làm quà ăn vặt

Bánh cốm sữa thích hợp trở thành món ăn vặt giữa ngày, ăn chơi. Sau những bữa cơm gia đình hay những lần trò chuyện cùng bạn bè, đĩa bánh cơm thơm ngon như cầu nối gắn kết câu chuyện, thành viên gia đình. 

Cách bảo quản bánh cốm sữa 

Cốm sữa – cốm học được làm từ lúa nếp, sữa, đường và gừng, ăn vào ngọt dịu, giòn tan, hòa với vị cay cay của gừng thấm dần trong miệng. Cốm truyền thống thường được làm thành một miếng lớn, khi ăn nên cắt miếng vuông, nhỏ vừa ăn. Phần cốm còn lại chưa cắt nên để trong túi ni lông cột chặt miệng để tránh bị yểu và kiến vào.

Trên đây, chúng tôi vừa hé lộ lý do bánh cốm sữa, đặc sản Phan Thiết được yêu thích đến vậy. Nếu bạn một lần ghé về Phan Thiết nhất định không được bỏ lỡ đặc sản Phan Thiết – Bình Thuận này nhé! Bạn có thể mua bánh cốm ở các khu chợ hay các xưởng sản xuất bánh cốm. Ngoài ra, du khách có thể tìm mua cốm sữa ở các cửa hàng đặc sản trên các cung đường.

Chia sẻ
Web5K - Thiết kế website giá rẻ chuẩn seo