Phở khô Gia Lai là món ăn dân dã, mang theo nét độc đáo của núi rừng Tây Nguyên. Điều đặc biệt là món ăn này không chỉ ăn trong một tô, mà phải thưởng thức ở hai tô. Vì vậy, phở khô còn có tên gọi khác là phở hai tô. Vậy điều gì khiến món phở khô này trở thành món đặc trưng, đặc sản Gia Lai? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Hương vị độc đáo, giao hoà của phở khô – phở hai tô cực đã miệng
Để thưởng thức được món phở khô đúng vị, bạn phải tới nơi đã khai sinh ra món ăn này – Gia Lai. Từng sợi phở khô mỏng, dai và nhỏ. Bên cạnh tô phở khô luôn kèm theo tô đựng nước dùng, cùng thịt kèm theo như thịt gà, thịt bò. Nước dùng chính là điều quyết định tới hương vị lôi cuốn của từng tô phở.
Khi thưởng thức, người sành ăn thường gắp miếng phở rồi múc thêm miếng nước dùng. Hương vị cả hai hoà quyện với nhau, tạo nên thức vị đặc trưng, vừa của món khô, vừa của món nước. Đủ mọi hương vị trong khoang miệng bạn, khiến ngay cả vị khách khó tính nhất cũng phải yêu thích món ăn này. Vừa là hương vị thanh ngọt của nước dùng, chút vị dai của phở cùng vị béo của tóp mỡ, vị thơm của rau.
Cách chế biến giản đơn và tinh tế của phở khô
Từng sợi phở khô được làm từ gạo nguyên chất với công đoạn chế biến khéo léo. Sau khi vo gạo thật sạch, người ta đem đi xay nguyễn và kéo sợi mảnh và mỏng, chứ không dẹt và mềm như sợi phở nước bình thường. Sợi phở khô cũng không mềm nhũn hay dính.
Điều quan trọng nhất tạo nên đặc sản Gia Lai là tô nước lèo. Nước dùng ngon phải được chế biến từ xương ống hoặc xương cục được ninh nhừ, tạo nên thứ nước dùng ngọt ngào, đậm đà, béo ngậy. Nồi nước dùng phải được để lửa nhỏ, hớt kỹ phần bọt để nước trong. Nước dùng cũng chỉ được nêm đêm bột ngọt và muối, tạo vị mặn ngọt hoà trộn. Phần thịt trong phở khô, đặc sản Gia Lai thường là thịt gà xé phay, có thêm thịt ba chỉ băm nhỏ. Phở khô bò có bò tái được để trong tô nước lèo dậy mùi thơm khó cưỡng.
Món ăn kèm không thể thiếu của phở khô là tương đen, một nguyên liệu bí mật tạo nên sự trọn vị cho tô phở đặc sản Gia Lai. Tương đen được lên men từ đậu nành to, mịn vùng Tây Nguyên đầy nắng gió. Sau đó đem đi ủ và trải qua thời gian càng lâu, vị tương đen càng thơm ngon, đậm đà, ngọt dịu.
Cách thưởng thức đặc sản Gia Lai – phở khô
Hương vị phở khô thơm ngon là thế, người dùng cũng phải biết thưởng thức để đậm vị hơn. Khi ăn, phải trộn đều hành phi, tóp mỡ, chanh và thêm rau xà lách, rau húng quế thì mới ra trọn vị đặc sản Gia Lai. Bạn có thể tăng giảm hương vị bằng tương đen hoặc xì dầu.
Khi trộn đều bát phở khô, bạn nên dùng đũa tách từng sợi phở vì nếu không nó sẽ kết dính chặt lại với nhau. Từng sợi phở khô thấm đẫm gia vị, thức vị thơm ngọt ngon lành.
Địa chỉ thưởng thức đặc sản Gia Lai – Phở khô
Phở khô cũng khá phổ biến ở nhiều nơi, nhưng ngon nhất chắc chắn là tại Gia Lai. Nhất là tại Pleiku, bất cứ hàng quán nào cũng bán món phở này cả ngày. Giá chỉ dao động từ 30.000 – 50.000 đồng/bát. Sau đây, Đặc Sản Quê Tui xin giới thiệu tới các bạn một số địa chỉ bán phở khô ngon nức tiếng vùng cao nguyên:
- Phở Hồng: Đây là quán phở khô quen thuộc với người bản địa, với hương vị đậm đà, thơm ngon. Quán khá đông khách nhưng không gian rộng rãi và thoáng.
Địa chỉ: 22 Nguyễn Văn Trỗi, Hội Thương, thành phố Pleiku, Gia Lai
- Phở khô Ngọc Sơn: Quán phở đã có tiếng từ lâu, với “bí kíp” gia truyền làm phở khô thơm ngon chuẩn vị hơn những quán khác. Một bát phở khô được làm đầy đặn, nhiều thịt. Nếm thử một miếng đã thấy tràn ngập thơm ngon.
Địa chỉ: 15 Nguyễn Thái Học, Hội Thương, thành phố Pleiku, Gia Lai
- Phở khô Nữ: Quán phở khô nữ đã bán món ăn đặc sản Gia Lai hơn 40 năm, danh tiếng vang da khắp vùng. Từng sợi phở khô mềm, dai cùng nước dùng nóng hổi, đậm đà sẽ khiến bạn thích thú đấy!
Địa chỉ: 50 Nguyễn Du, Tây Sơn, thành phố Pleiku, Gia Lai.
Qua bài viết trên, chúng tôi đã giới thiệu về phở khô – đặc sản ngon đã miệng của Gia Lai. Nếu có dịp ghé thăm phố núi, hãy tự thưởng cho mình một tô phở khô để nếm trọn tinh hoa ẩm thực miền Tây Nguyên này nhé!