Tại sao đến Trà Vinh không nên bỏ qua nước mắm rươi?

nuoc-mam-ruoi-tra-vinh

Trà Vinh nổi tiếng với nhiều đặc sản như dừa sáp, tôm khô hay bánh tét,… nhưng bạn đã thưởng thức qua nước mắm rươi? Nghe có vẻ lạ lùng quá nhỉ, đây chính xác là món ăn đặc trưng của người dân nơi đây. Hãy đọc hết bài viết để khám phá món mắm độc lạ này nhé!

Nguồn gốc của nước mắm rươi

Rươi chỉ có từ cuối tháng 9 đến tháng 10 âm lịch hằng năm, là thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng, được đông y coi như một vị thuốc quý đối với sức khỏe con người. Vì thế, nhiều người thường tranh thủ mua về tích trữ trong tủ lạnh để ăn dần. Xưa, khi chưa có tủ lạnh, người dân đã nghĩ ra cách làm nước mắm rươi để có thể thưởng thức hương vị rươi quanh năm.

nuoc-mam-ruoi
Nước mắm rươi – đặc sản Trà Vinh 

Ngoài ra còn có một huyền thoại thú vị về nguồn gốc của mắm, theo đó các cụ già ở vùng Ba Động (Trà Vinh) từ xưa đến nay vẫn kể cho con cháu rằng tương truyền ngày xưa khi Nguyễn Ánh bôn tẩu tới xứ này, được một phú hộ cung cấp phục vụ cho ăn toàn nước mắm rươi. Sau khi lên ngôi vua, hàng năm vua Gia Long cho ghe bầu vào Nam mua nước mắm về ăn, theo nghi thức cung đình gọi là vua ngự thiện. Bởi thế nước mắm rươi có cái tên vương giả là nước mắm ngự.

Nước mắm rươi có gì đặc biệt?

Nước mắm rươi được xem như một loại gia vị, nước chấm có nguyên liệu, cách làm và thưởng thức rất riêng. Chính vì vậy mà đây được xem như một loại đặc sản tại Trà Vinh. Cùng chúng tôi điểm qua những nét độc đáo, thú vị của mắm. 

Nguyên liệu

Nguyên liệu chính làm mắm là rươi tươi. Rươi là một loài sên đất, nhỏ chừng cây diêm quẹt, dài từ một tấc rưỡi trở lại, thân mềm nhũn; sống ở vùng ngập mặn, cặp theo sông rạch, bãi bồi ven biển. Khi còn sống, con rươi mang màu máu tươi, trong suốt. Và Trà Vinh là nơi có rươi nhiều nhất cả nước, nhưng sản lượng khai thác cũng chỉ tầm 200 tấn/năm. 

con-ruoi
Nguyên liệu chính là rươi tươi sống 

Rươi còn gắn liền với một truyền thống thú vị của người dân Trà Vinh, được xem như một nét đẹp văn hóa. Mặc dù Trà Vinh nổi tiếng là nhiều rươi nhưng chúng chỉ ra khỏi hang vào màu nước trong (khoảng ngày rằm và 30 tháng 11 và 12 âm lịch). Đây chính là mùa giao hoan để chúng duy trì nòi giống. Nếu không được người dân khai thác thì sau khi gửi trứng lại cho đất để nở thành thế hệ kế tiếp, con rươi sẽ trôi ra biển và chết đi. Vì vậy khoảng thời gian này, nhà nhà, người người đi vớt rươi như trẩy hội. 

Hương vị thơm ngon của nước mắm rươi

Hương vị nước mắm rươi rất riêng, hậu ngọt, lại có màu tự nhiên như màu mật ong nên rất bắt mắt. Mắm rươi dùng kho cá hay làm nước chấm đều rất ngon. Những buổi trưa sau khi làm đồng về, mọi người trong gia đình cùng quây quần bên mâm cơm có nồi cá kho, đĩa rau luộc chấm với mắm rươi thì ngon phải biết.

Đã ghé thăm Trà Vinh, du khách đừng quên thưởng thức và mua một ít nước mắm rươi về làm quà cho người thân, bạn bè.

Cách làm nước mắm rươi – đặc sản Trà Vinh

Để có thể làm ra nước mắm rươi phải trải qua rất nhiều công đoạn cầu kỳ, phức tạp. Chưa kể món mắm còn được làm từ công thức riêng của người dân Trà Vinh.

Chuẩn bị nguyên liệu

  1. Nguyên liệu làm mắm phải được lựa chọn cẩn thận. Rươi đòi hỏi phải chọn kỹ càng, phải tươi, mập,kích thước đồng đều không bị dập, màu đỏ nâu… có vậy mắm rươi làm ra mới đạt độ sánh.
  2. Muối phải sạch, đỗ cần được lựa từng hạt. Vại đựng mắm phải phơi khô từ trước đó nhiều ngày.

Tiến hành làm

lam-mam-ruoi
Nước mắm rươi được chế biến kỳ công bằng bí quyết của người dân Trà Vinh 

Bước 1: Rươi được làm sạch, bỏ hết lông, để ráo rồi đánh nát rươi. Trộn rươi với muối theo tỉ lệ 6 rươi: 1 muối cho vào vại sành đem phơi nắng. Vại sành này phải được đậy bằng vải xô, vừa che được ruồi nhặng, vừa không bị kín quá.

Bước 2: Đem vại rươi phơi nắng khoảng 3 tuần thì cho tiếp rượu trắng vào theo tỷ lệ 1kg rươi:1 chén rượu.

Bước 3: Để tiếp khoảng 5 tuần sau thì cho bột thính gạo nếp vào.

Bước 4: Để khoảng 7- 8 tuần cho tiếp bột vỏ quýt, bột gừng, cứ 1kg rươi cho 1 thìa bột mỗi loại.

Bước 5: Ủ khoảng 10 tuần thì đổ ra chai rồi nắp kín lại, tiếp tục phơi nắng thêm 3 tháng thì mắm mới đạt độ sánh vàng thơm ngon.

Bước 6: Với những người muốn dùng nước mắm rươi thì phải qua bước nấu và lọc cặn nữa. Khi đó đã có thể mang đi chấm giống nước mắm thông thường rồi. Còn nếu ăn dạng mắm nguyên con như nắm ruốc, mắm tôm,… thì dừng ở bước 5 được rồi nhé!

Như vậy đã cho thành quả là những mẻ nước mắm rươi thơm ngon!

Nước mắm rươi ăn như thế nào?

Để làm ra được chất hanh vàng, sánh mịn của nước mắm rươi thật tỉ mẩn và kỳ công. Có hai cách thưởng thức để cảm nhận trọn vị của mắm.

Ăn trực tiếp: 

Cho nước mắm sống vào bát, cho ít lát gừng, vài sợi vỏ quýt, ít tiêu, đường… là chúng ta đã có một bát mắm rươi ngon tuyệt.

Gia vị nấu ăn 

Ngoài dùng nước mắm trực tiếp, bạn cũng có thể dùng làm gia vị nêm nếm khi nấu ăn. Hương vị đậm đà của nước mắm sẽ giúp món ăn thêm thơm ngon và trọn vị. 

Thưởng thức mắm rươi

Bạn có thể ăn mắm rươi cùng với cơm trắng, thịt ba chỉ hoặc chân giò luộc cùng các loại rau và gia vị ăn kèm như rau cải cúc, cải canh, mùi, xà lách, húng Láng, lạc rang, hành tỏi cùng gừng và vỏ quýt thái nhỏ…

an-mam-ruoi
Thịt luộc ăn kèm rau sống chấm nước mắm rươi 

Bạn có thể tìm mua nước mắm rươi tại các phiên chợ quê, hàng quán ven đường hay nhà người dân tại Trà Vinh. Thưởng thức mắm rươi để cảm nhận hết hương vị thơm ngon đặc trưng chỉ có tại miền Tây. Đã ghé về Trà Vinh thì nhất định phải thưởng thức ngay và mua về làm quà cho người thân, bạn bè thì không gì quý bằng. 

Chia sẻ
Web5K - Thiết kế website giá rẻ chuẩn seo