Bạn đã từng nghe đến món ăn “vũ nữ chân dài” chưa? Món khô nhái rất nổi tiếng với người dân An Giang đấy. Bên cạnh cái tên rất mỹ miều thì món đặc sản này còn được biết đến với cái tên dân dã là khô nhái. Để biết rõ khô nhái ngon như thế nào thì hãy cùng Đặc sản Quê tui tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Tại sao khô nhái lại gọi là “vũ nữ chân dài”
Khô nhái đặc sản An Giang còn được gọi là khô cá nhái, khô nhái đồng, nhái cơm,… Đặc biệt, dân gian còn truyền tai nhau cái tên “vũ nữ chân dài” làm nên thương hiệu của món đặc sản thôn quê này. Đến vùng Thất Sơn An Giang mà không thưởng thức món ngon này thì thật là tiếc hùn hụt đấy nhé.
Khô cá nhái được chế biến từ con nhái tự nhiên, mang đi tẩm ướp gia vị cơ bản theo công thức riêng của vùng Bảy Núi. Những con nhái tưởng chừng như không thể ăn nay đã trở thành đặc sản triệu người yêu thích.
Có thể bạn chưa biết, nhái cùng họ với ếch nhưng có thân hình nhỏ nhắn, gầy hơn so với ếch đồng. Vào mùa mưa, nhái bắt đầu xuất hiện nhiều và trước kia người ta không nghĩ sẽ dùng nhái làm món ăn. Theo thời gian, đặc sản thôn quê ở Việt Nam ngày càng đa dạng hơn. Món nhái này thực chất xuất phát từ Campuchia được bàn tay của bà con vùng An Giang chế biến lại để thành đặc sản nổi tiếng.
Khi nghe đến “vũ nữ chân dài” bạn sẽ còn khá bỡ ngỡ, nhưng đến khi nhìn thấy món ăn sẽ phải vỡ òa hiểu ra lý do. Bạn cứ tưởng tượng con nhái phơi khô, nhìn nó trong tư thế đứng thẳng, đây hẳn là dáng cao thon thả của thiếu nữ rồi. Cũng từ hình dạng đó mà cái tên vũ nữ chân dài đã xuất hiện.
Khô nhái – dễ mà không dễ tìm
Bạn đừng nghĩ món khô nhái dễ làm, dễ chế biến mà nghĩ nó dễ dàng tìm kiếm. Trên thực tế món ăn này chỉ có tại các vùng quê miền Tây, cụ thể là An Giang. Đến vùng Thất Sơn, ăn món khô thơm ngon, kèm theo chút rượu ngon thì còn gì bằng.
Hơn thế nữa, việc bắt nhái không hề dễ dàng, người dân phải canh rất vất vả để có những mẻ nhái tươi chắc thịt. Sau đó mang về chế biến theo công thức riêng của vùng Bảy Núi. Cũng vì thế mà mỗi mẻ nhái cho ra thị trường với giá không hề nhỏ.
Những món ngon từ khô nhái
Với món khô nhái đặc sản An Giang độc đáo thế này thì nên chế biến thế nào? Hãy cùng điểm qua một số món ngon từ “vũ nữ chân dài” nhé!
Khô nhái cơm chiên dầu
Cách nấu cơ bản nhưng bắt mồi nhất từ loại khô này là chiên giòn. Bạn cứ việc cho khô vào chiên ngập dầu, sau đó vớt ra để ráo. Món này vừa giòn, thơm, có vị béo của dầu và cay cay, mằn mặn. Với đặc sản khô nhái chiến thì bạn có thể ăn luôn cả xương rất đã miệng.
Nếu như bạn thích ăn đậm đà hơn thì có thể chấm với mắm me, tương ớt hoặc muối ớt xanh. Hương vị này ăn rồi là nhớ mãi không quên, thật sự rất tuyệt vời đấy.
Vũ nữ chân dài cháy tỏi
Nghe tên thôi đã thấy ngạt ngào hương thơm của tỏi rồi. Cách chế biến món này cũng đơn giản không kém món trước đâu nhé. Bạn bắc chảo dầu lên, cho thật nóng và phi thơm tỏi băm, càng nhiều càng thơm. Khi đã vàng ươm rồi thì cho nhái vào đảo đều 10 – 15 giây là xong, mang ra để thưởng thức ngay. Món này có thể thêm vào mắm me, ớt hoặc tiêu cho vị đậm đà the the đầu lưỡi.
Khô nhái chiên nước mắm
Giống như một số món chiên nước mắm khác nhưng đơn giản và chế biến nhanh hơn nhiều. Đầu tiên bạn pha hỗn hợp nước mắm và đường. Sau đó phi hành tỏi và cho khô nhái vào đảo đều, chế nước mắm đã pha vào và để ráo nước là tắt bếp. Món này ăn kèm salad và các loại rau quê là ngon đúng bài. Vị mằn mặn của mắm, thơm của tỏi, có thể thêm chút ớt the the, cắn khô giòn giòn. Món này làm đồ nhắm rượu là miễn chê.
Khô nhái nướng sa tế
Với món này hay món nhái chiên nước mắm thì nên dùng loại nhái không tẩm gia vị trước sẽ ngon hơn. Bạn pha hỗn hợp sa tế loãng và mắm me, nhớ cho 2-3 muỗng đường để không bị mặn. Ướp nhái với sa tế đã pha trong 15 – 20 phút cho nhái thấm gia vị.
Món nhái nướng sa tế nên dùng lò than để nướng sẽ ngon hơn. Bạn cho nhái lên vỉ nướng than và nướng trong vòng 10 – 15 giây cho nhái xèo xèo là ăn được rồi. Món này không nên nướng quá lâu sẽ dễ cháy, do nhái khá mỏng và khô nên cần cẩn thận hơn.
Mua khô nhái ở đâu?
Muốn ăn được món này thì đến An Giang, hỏi người dân sẽ biết được đâu bán nhái ngon. Khuyên bạn nên chọn mua của những hộ gia đình làm nghề lâu, như vậy món ăn sẽ đúng vị hơn. Thông thường thì 4kg nhái tươi sẽ cho ra được 1kg nhái khô. Đây cũng là lý do mà món này có giá khá đắt, dao động 400 nghìn – 500 nghìn/kg.
Với lượng cung không nhiều bằng cầu nên món đặc sản này không phải lúc nào cũng. Bạn phải tranh thủ mua thưởng thức nhé. Mỗi mẻ khô mất khoảng 8 -9 tiếng để phơi, nếu trời mưa thì không thể phơi được.
Vậy nên, đến Thất Sơn An Giang bạn đừng bỏ lỡ món “khô nhái” thơm ngon này nhé. Khô chất lượng phải vừa khô tới và được ướp gia vị vừa phải, mang chế biến có mùi đặc trưng không phải mốc. Món này ăn kèm với rau và làm mồi nhắm rượu sẽ rất tuyệt đấy nha.